Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2011

Phạt đến 30 triệu đồng nếu khai man chứng từ kế toán

Theo Nghị định 39/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 185/2004/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán vừa được Chính phủ ban hành, mức phạt tiền cao nhất sẽ tăng từ 20 lên 30 triệu đồng.

Nghị định mới quy định tăng mức phạt đối với các hành vi như: vi phạm quy định về chứng từ kế toán; về sổ kế toán; tài khoản kế toán; hành nghề kế toán... Nghị định 39 có hiệu lực thi hành từ 1/8/2011.

Cụ thể, đối với hành vi lập chứng từ kế toán không đủ số liên theo quy định của mỗi loại chứng từ kế toán; lập hoá đơn bán hàng nhưng không giao hoá đơn bán hàng cho khách hàng theo quy định, nếu như trước đây bị phạt từ 1-5 triệu đồng thì theo quy định mới sẽ bị phạt từ 2-10 triệu đồng.

Hành vi giả mạo, khai man chứng từ kế toán, mức phạt sẽ tăng từ 5-20 triệu đồng lên 10-30 triệu đồng.

Mức phạt từ 15-30 triệu đồng cũng sẽ được áp dụng thay cho mức phạt từ 10-20 triệu đồng đối với hành vi giả mạo sổ kế toán; cố ý để ngoài sổ kế toán tài sản của đơn vị hoặc tài sản có liên quan đến đơn vị...

Theo Kế toán.org

Cuối 2012 sẽ sửa Luật Thuế TNCN


Cuối 2012 sẽ sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân

Xem hình
23 dự án luật sẽ được thông qua trong năm 2012, trong đó có Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân.
Nghị quyết về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012 và điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011 vừa được Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng ký ban hành.

Theo đó, Luật Biển Việt Nam đã chính thức được đưa vào chương trình thông qua tại kỳ họp thứ 2 vào cuối năm nay.

Sang năm 2012, kỳ họp thứ ba (giữa năm) sẽ có 14 dự án luật được trình Quốc hội thông qua, trong đó có Luật Quản lý giá; Luật Bảo hiểm tiền gửi; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật Phòng, chống rửa tiền…

Cũng tại kỳ họp này, Quốc hội cho ý kiến về 7 dự án luật, trong đó có Luật Đô Thị và Luật Xuất bản (sửa đổi).

Vào kỳ họp cuối năm (kỳ họp thứ 4), Quốc hội sẽ xem xét thông qua 9 dự án luật, trong đó có Luật Thuế thu nhập cá nhân (sửa đổi).

Thảo luận tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, với quan điểm Luật Thuế thu nhập cá nhân khi đi vào cuộc sống đã có những bất cập, một số vị đại biểu đã đề nghị sớm sửa luật này để tuổi thọ của luật dài hơn.

Cũng ngay tại kỳ họp, theo đề xuất của Chính phủ, Quốc hội đã đồng ý  miễn thuế thu nhập cá nhân từ ngày 1/8 đến hết 31/12/2011 đối với cá nhân có thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công và từ kinh doanh đến mức phải chịu thuế thu nhập cá nhân ở bậc 1 của biểu thuế lũy tiến từng phần quy định tại luật thuế thu nhập cá nhân.

Bao gồm, cá nhân không có người phụ thuộc có thu nhập từ trên 4 triệu đồng đến 9 triệu đồng/tháng. Cá nhân có 1 người phụ thuộc có thu nhập từ trên 5,6 triệu đồng đến 10,6 triệu đồng/tháng; cá nhân có 2 người phụ thuộc có thu nhập từ trên 7,2 triệu đồng đến 12,2 triệu đồng/tháng…

Đáng chú ý, cũng nằm trong danh sách được thông qua tại kỳ họp thứ tư còn có Luật Thủ đô, mặc dù nhiều ý kiến đại biểu khi thảo luận tại hội trường đã đề nghị nên chờ sau khi ban hành Luật Đô thị mới tính tiếp.

Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối cũng nằm trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của năm sau.

Nằm trong số các dự án luật được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp cuối năm 2012, có Luật Ðất đai (sửa đổi); Luật Ðầu tư công, mua sắm công; Luật Quy hoạch; Luật hoặc Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992..

Bên cạnh chương trình chính thức còn có tới 25 dự án nằm trong chương trình chuẩn bị của năm sau. Trong đó có Luật Ngân sách Nhà nước (sửa đổi); Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi); Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); Luật Tổ chức hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân (sửa đổi)…

Để nâng cao chất lượng xây dựng pháp luật, nghị quyết của Quốc hội cũng nêu rõ yêu cầu đổi mới việc tổ chức thực hiện với cách làm tập trung hơn, hiệu quả hơn; bảo đảm tính ổn định của Chương trình, chỉ điều chỉnh trong trường hợp thật cần thiết.


Theo vneconomy

Thứ Năm, 25 tháng 8, 2011

Tìm hiểu về kế toán tài sản cố định - Phần 1


Tìm hiểu về kế toán tài sản cố định - Phần 1

I. KHÁI NIỆM TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
- Theo chuẩn mực kế tóan số 03, 04 ban hành theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC, chuẩn mực số 06 ban hành theo quyết định số 165/2002/QĐ-BTC và quyết định 206/2003/QĐ-BTC thì tài sản cố định được phân lọai như sau:
• Tài sản cố định hữu hình: là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất (từng đơn vị tài sản có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản liên kết với nhau để thực hiện một hay một số chức năng nhất định) thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị…
• Tài sản cố định vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả…
• Tài sản cố định thuê tài chính: là những tài sản cố định mà doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính, ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.
Mọi hợp đồng thuê tài sản cố định nếu không thoả mãn các quy định trên được coi là tài sản cố định thuê hoạt động.
II. NGUYÊN TẮC GHI NHẬN NGUYÊN GIÁ TSCĐ
1. Tiêu chuẩn nhận biết và ghi nhận tài sản cố định
a. Tài sản cố định hữu hình
Tư liệu lao động là từng tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào trong đó thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời cả bốn tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định:
(1). Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
(2). Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy;
(3). Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên;
(4). Có giá trị từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên.
\Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thoả mãn đồng thời bốn tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một tài sản cố định hữu hình độc lập.
Đối với súc vật làm việc và/ hoặc cho sản phẩm, thì từng con súc vật thoả mãn đồng thời bốn tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một tài sản cố định hữu hình.
Đối với vườn cây lâu năm thì từng mảnh vườn cây, hoặc cây thoả mãn đồng thời bốn tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một tài sản cố định hữu hình.
b. Tài sản cố định vô hình
Mọi khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra thoả mãn đồng thời cả bốn điều kiện quy định đối với tài sản cố định mà không hình thành tài sản cố định hữu hình thì được coi là tài sản cố định vô hình. Những khoản chi phí không đồng thời thoả mãn cả bốn tiêu chuẩn nêu trên thì được hạch toán trực tiếp hoặc được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.
Riêng các chi phí phát sinh trong giai đoạn triển khai được ghi nhận là tài sản cố định vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp nếu thỏa mãn được bảy điều kiện sau:
(1). Tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo cho việc hoàn thành và đưa tài sản vô hình vào sử dụng theo dự tính hoặc để bán;
(2). Doanh nghiệp dự định hoàn thành tài sản vô hình để sử dụng hoặc để bán;
(3). Doanh nghiệp có khả năng sử dụng hoặc bán tài sản vô hình đó;
(4). Tài sản vô hình đó phải tạo ra được lợi ích kinh tế trong tương lai;
(5). Có đầy đủ các nguồn lực về kỹ thuật, tài chính và các nguồn lực khác để hoàn tất các giai đoạn triển khai, bán hoặc sử dụng tài sản vô hình đó;
(6). Có khả năng xác định một cách chắc chắn toàn bộ chi phí trong giai đoạn triển khai để tạo ra tài sản vô hình đó;
(7). Ước tính có đủ tiêu chuẩn về thời gian sử dụng và giá trị theo quy định cho tài sản cố định vô hình.
Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát sinh trước khi thành lập doanh nghiệp, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm, lợi thế thương mại không phải là tài sản cố định vô hình mà được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong thời gian tối đa không quá 3 năm kể từ khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động.
c. Tài sản cố định thuê tài chính
Là tài sản đáp ứng được các yêu cầu về ghi nhận tài sản cố định và phải thỏa mãn thêm các điều kiện: là thuê tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê. Quyền sở hữu tài sản có thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê.
- Các trường hợp thuê tài sản dưới đây thường dẫn đến hợp đồng thuê tài chính :
a) Bên cho thuê chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho bên thuê khi hết thời hạn thuê.
b) Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, bên thuê có quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê với mức giá ước tính thấp hơn giá trị hợp lý vào cuối thời hạn thuê.
c) Thời hạn thuê tài sản tối thiểu phải chiếm phần lớn thời gian sử dụng kinh tế của tài sản cho dù không có sự chuyển giao quyền sở hữu.
d) Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu chiếm phần lớn (tương đương) giá trị hợp lý của tài sản thuê.
e) Tài sản thuê thuộc loại chuyên dùng mà chỉ có bên thuê có khả năng sử dụng không cần có sự thay đổi, sửa chữa lớn nào.
- Hợp đồng thuê tài sản cũng được coi là hợp đồng thuê tài chính nếu hợp đồng thoả mãn ít nhất một trong ba (3) trường hợp sau:
a) Nếu bên thuê huỷ hợp đồng và đền bù tổn thất phát sinh liên quan đến việc huỷ hợp đồng cho bên cho thuê;
b) Thu nhập hoặc tổn thất do sự thay đổi giá trị hợp lý của giá trị còn lại của tài sản thuê gắn với bên thuê;
c) Bên thuê có khả năng tiếp tục thuê lại tài sản sau khi hết hạn hợp đồng thuê với tiền thuê thấp hơn giá thuê thị trường.
2. Xác định nguyên giá tài sản cố định
a. Nguyên giá tài sản cố định hữu hình
TSCĐ hữu hình mua sắm: Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm bao gồm giá mua (trừ các khoản được chiết khấu thương mại, giảm giá), các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như chi phí chuẩn bị mặt bằng, chi phí vận chuyển và bốc xếp ban đầu, chi phí lắp đặt, chạy thử (trừ (-) các khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử), chi phí chuyên gia và các chi phí liên quan trực tiếp khác.
TSCĐ hữu hình do đầu tư xây dựng cơ bản theo phương thức giao thầu: Đối với TSCĐ hữu hình hình thành do đầu tư xây dựng theo phương thức giao thầu, nguyên giá là giá quyết toán công trình đầu tư xây dựng, các chi phí liên quan trực tiếp khác và lệ phí trước bạ (nếu có).
TSCĐ hữu hình mua trả chậm: Trường hợp TSCĐ hữu hình mua sắm được thanh toán theo phương thức trả chậm, nguyên giá TSCĐ đó được phản ánh theo giá mua trả ngay tại thời điểm mua. Khoản chênh lệch giữa giá mua trả chậm và giá mua trả tiền ngay được hạch toán vào chi phí theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình (vốn hoá) theo quy định của Chuẩn mực “Chi phí đi vay”.
TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự chế: Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng là giá thành thực tế của TSCĐ tự xây dựng hoặc tự chế cộng (+) chi phí lắp đặt, chạy thử. Trường hợp doanh nghiệp dùng sản phẩm do mình sản xuất ra để chuyển thành TSCĐ thì nguyên giá là chi phí sản xuất sản phẩm đó cộng (+) các chi phí trực tiếp liên quan đến việc đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Trong các trường hợp trên, mọi khoản lãi nội bộ không được tính vào nguyên giá của tài sản đó. Các chi phí không hợp lý như nguyên liệu, vật liệu lãng phí, lao động hoặc các khoản chi phí khác sử dụng vượt quá mức bình thường trong quá trình tự xây dựng hoặc tự chế không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình.
TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi: Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình không tương tự hoặc tài sản khác được xác định theo giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình nhận về, hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu về.
Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một tài sản tương tự (tài sản tương tự là tài sản có công dụng tương tự, trong cùng lĩnh vực kinh doanh và có giá trị tương đương). Trong cả hai trường hợp không có bất kỳ khoản lãi hay lỗ nào được ghi nhận trong quá trình trao đổi. Nguyên giá TSCĐ nhận về được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ đem trao đổi. Ví dụ: việc trao đổi các TSCĐ hữu hình tương tự như trao đổi máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, các cơ sở dịch vụ hoặc TSCĐ hữu hình khác.

b. Nguyên giá tài sản cố định vô hình

- Nguyên giá TSCĐ vô hình mua riêng biệt, bao gồm giá mua (trừ (-) các khoản được chiết khấu thương mại hoặc giảm giá), các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính.
- Trường hợp TSCĐ vô hình mua sắm được thanh toán theo phương thức trả chậm, trả góp, nguyên giá của TSCĐ vô hình được phản ánh theo giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua. Khoản chênh lệch giữa giá mua trả chậm và giá mua trả tiền ngay được hạch toán vào chi phí SXKD theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá TSCĐ vô hình (vốn hóa) theo quy định của chuẩn mực kế toán “Chi phí đi vay”.
- TSCĐ vô hình hình thành từ việc trao đổi, thanh toán bằng chứng từ liên quan đến quyền sở hữu vốn của đơn vị, nguyên giá TSCĐ vô hình là giá trị hợp lý của các chứng từ được phát hành liên quan đến quyền sở hữu vốn của đơn vị.
- Nguyên giá TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất có thời hạn: Là giá trị quyền sử dụng đất khi được giao đất hoặc số tiền phải trả khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp từ người khác, hoặc giá trị quyền sử dụng đất nhận góp vốn liên doanh.
- Nguyên giá TSCĐ vô hình được Nhà nước cấp hoặc được tặng, biếu, được xác định theo giá trị hợp lý ban đầu cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính.
c. Nguyên gía tài sản cố định thuê tài chính
- Bên thuê ghi nhận tài sản thuê tài chính là tài sản và nợ phải trả trên Bảng cân đối kế toán với cùng một giá trị bằng với giá trị hợp lý của tài sản thuê tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản. Nếu giá trị hợp lý của tài sản thuê cao hơn giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu cho việc thuê tài sản thì ghi theo giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu. Tỷ lệ chiết khấu để tính giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu cho việc thuê tài sản là lãi suất ngầm định trong hợp đồng thuê tài sản hoặc lãi suất ghi trong hợp đồng. Trường hợp không thể xác định được lãi suất ngầm định trong hợp đồng thuê thì sử dụng lãi suất biên đi vay của bên thuê tài sản để tính giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu.
- Chi phí trực tiếp phát sinh ban đầu liên quan đến hoạt động thuê tài chính, như chi phí đàm phán ký hợp đồng được ghi nhận vào nguyên giá tài sản đi thuê.
- Khoản thanh toán tiền thuê tài sản thuê tài chính phải được chia ra thành chi phí tài chính và khoản phải trả nợ gốc. Chi phí tài chính phải được tính theo từng kỳ kế toán trong suốt thời hạn thuê theo tỷ lệ lãi suất định kỳ cố định trên số dư nợ còn lại cho mỗi kỳ kế toán.

Thành công trong phỏng vấn tuyển dụng nghề kế toán


Chào các bạn. 
Buổi hội thảo chuyên đề "Thành công trong phỏng vấn tuyển dụng nghề kế toán" do diễn đàn Dân Kế Toán tổ chức, sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức, kỹ năng cần thiết khi tham dự phỏng vấn và giúp nhà tuyển dụng “đãi cát tìm vàng” một cách nhanh chóng.
"Sai lầm lớn nhất người ta vẫn mắc phải khi đi xin việc là không dám thừa nhận bản thân. Thay vì bỏ mặt nạ đi và trả lời một cách thẳng thắn, họ lại trả lời theo cách mà họ tưởng sẽ làm đẹp lòng nhà tuyển dụng" - Paul Boynton.



  • Bạn có thể hiện đúng năng lực bản thân khi tham dự cuộc phỏng vấn tuyển dụng nghề Kế Toán - Tài Chính
  • Nên viết Resume và chuẩn bị hồ sơ xin việc thế nào?
  • Hồ sơ xin việc của bạn có phản ánh đúng năng lực của bạn?
  • Thái độ khi tham dự cuộc phỏng vấn. Có nên nói thật với nhà tuyển dụng?
  • Những sai lầm thường mắc phải khi trả lời các câu hỏi mang tính "nhạy cảm"
.....
Tham dự hội thảo, bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm bản thân qua các cuộc phỏng vấn ở các cấp độ khác nhau trong lĩnh vực kế toán tài chính, kế toán quản trị và quản lý tài chính. 

Khách mời của buổi hội thảo


+ Phó giám đốc Ngân Hàng ACB

+ Quản lý tài chính Cty CP Vinamit
+ Quản lý tài chính Cty Unilever
+ Giám đốc trung tâm đào tạo Clever CFO.

Thông tin đăng ký
  • Thời gian: 1h30 - 4h30 chiều ngày CN 04/09/2011
  • Địa điểm: Lầu 9, Tòa nhà Giày Việt Plaza - 180 - 182 Lý Chính Thắng, P.9, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
  • Phí tham dự : 50.000 đồng/ người
  • Trình bày : Ban Quản Trị - DKT
Cám ơn các bạn đã quan tâm, tham dự.
Để tư vấn về Kế toán xin vui lòng liên hệ Điện thoại hỗ trợ: 0943.900.200 - Mr. Tạo

Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2011

Tính giá thành nghành sản xuất đá gia dụng


Cơ bản của ngành sản xuất , cưa xẻ đá có các loại chi phí và đặc điểm sau:
1. Chi phí vật liệu : giá trị đá theo thể tích : như vậy thề tích là tiêu thức phân bổ chi phí vật liệu.
2. Chi phí gia công, gồm chi phí nhân công và chi ph1i sản xuất chung: căn cứ vào diện tích cửa xẻ của mỗi tấm đá, mảng đá, mỗi thanh đá. Như vậy chi phí này được phân bổ theo chi phí mặt cưa (theo diện tích xung quanh của mỗi thanh đá, mảng đá, tấm đá. 

Tải File giá thành ngành tại đây
Đăng bởi: Đào tạo Kế toán Kimi

Kế toán là gì



Kế toán là bộ phận không thể thiếu ở tất cả các đơn vị tổ chức. Vì vậy thị trường việc làm của nghề này rất rộng lớn. Nghề này đòi hỏi bạn phải trung thực, cẩn thận, năng động, sáng tạo…
Kế toán là gì?
Mỗi đơn vị, tổ chức trong xã hội đều phải có một lượng tài sản nhất định để tiến hành các hoạt động. Trong quá trình hoạt động, đơn vị thực hiện các hoạt động như: trả lương, mua hàng, bán hàng, sản xuất, vay vốn đầu tư… Các hoạt động đó gọi là hoạt động kinh tế tài chính.
Người quản lý của đơn vị cần thu nhận thông tin về chúng để giải quyết các câu hỏi: Sản xuất mặt hàng nào? Giá bán là bao nhiêu? Hoạt động của đơn vị có lãi hay không? Tài sản của đơn vị còn bao nhiêu?…
Kế toán sẽ cung cấp cho họ những câu trả lời đó thông qua các hoạt động:
Thu nhận: Ghi chép lại các hoạt động kinh tế vào các chứng từ kế toán.
Xử lý: Hệ thống hóa các thông tin từ chứng từ kế toán vào sổ sách kế toán.
Cung cấp: Tổng hợp số liệu để lập các báo cáo kế toán.
Trên cơ sở các báo cáo kế toán mà người quản lý cũng như những người quan tâm đến hoạt động kinh tế tài chính của đơn vị (người cho vay, ngân hàng, nhà đầu tư) đề ra các quyết định đúng đắn mang lại hiệu quả cao nhất.
Một nghề “xa mà… gần, gần… mà xa”, có thể nói về nghề này như thế! Gần là bởi mọi tổ chức đơn vị đều có bộ phận kế toán vì người quản lý trực tiếp ở đơn vị cũng như các cơ quan quản lý kinh tế tài chính của Nhà nước đều phải cần đến các thông tin kế toán.
Các bạn chắc đã nghe nhiều tới những từ liên quan tới nghề này như: kế toán trưởng, chứng từ, sổ sách kế toán. Thế nhưng xa là vì thông tin về hoạt động kinh tế của đơn vị thường không thể nói cho nhiều người biết được thậm chí còn là những “bí mật kinh doanh”.
Những người làm kế toán thường không nói nhiều về công việc cụ thể của mình vì vậy họ thường bị coi là những người khô khan, kiệm lời. Thực tế không phải như vậy, bạn có thể thấy những người làm kế toán vui vẻ, trẻ trung như thế nào ở trang web ketoan.com.vn (một trang có tới gần 30.000 thành viên). Và họ đã tổ chức một hội nghề nghiệp của mình – “Hội kế toán” hay “Câu lạc bộ kế toán trưởng doanh nghiệp”.
Chọn nghề này, bạn sẽ làm việc ở đâu?
Kế toán là bộ phận không thể thiếu ở tất cả các đơn vị tổ chức. Vì vậy thị trường việc làm của nghề này rất rộng lớn. Hãy làm một phép tính nhỏ: Cho đến năm 2010, nước ta sẽ có khoảng 500.000 doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp cần từ 3-5 kế toán viên… Cơ hội việc làm quả là “mênh mông”.
Đó là chưa kể tới các loại hình đơn vị khác:
- Ngoài doanh nghiệp (các đơn vị hoạt động vì mục đích lợi nhuận như: Cty cổ phần, Cty TNHH, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngân hàng, bảo hiểm…), bạn có thể làm việc ở các đơn vị công – các đơn vị hoạt động không vì lợi nhuận như: các cơ quan hành chính sự nghiệp, trường học, bệnh viện…
- Xét theo đối tượng sử dụng thông tin, bạn có thể làm kế toán tài chính với mục đích cung cấp thông tin ra bên ngoài doanh nghiệp cho các cơ quan quản lý nhà nước (thuế, thống kê, kế hoạch đầu tư); cho các nhà đầu tư, ngân hàng, cổ đông… hoặc làm kế toán quản trị để cung cấp các thông tin cho chính những người quản lý ở đơn vị bạn.
Ngoài ra, một lý do rất chính đáng mà bạn nên chọn nghề này đó là công việc ổn định và có thu nhập tốt.
Để làm nghề kế toán bạn cần những phẩm chất gì?
Trung thực: Kế toán viên phải cung cấp các thông tin trung thực về hoạt động tài chính của đơn vị để đối tượng sử dụng thông tin đề ra quyết định đúng đắn.
Kế toán viên không trực tiếp thực hiện hoạt động đó nhưng phải có nghĩa vụ cung cấp thông tin đúng đắn về nó giống như “Người viết sử không làm ra lịch sử, nhưng quyết không cho lịch sử bước qua đầu”.
Cẩn thận: Nghề này luôn gắn liền với tài liệu, sổ sách, giấy tờ trong đó chứa đựng những con số “biết nói” về tình hình tài chính của đơn vị vì vậy kế toán viên phải cẩn thận trong việc giữ gìn tài liệu cũng như tính toán những con số để làm sao chúng “nói” đúng nhất với người sử dụng thông tin.
- Ngoài ra nghề này vẫn đòi hỏi có sự năng động, sáng tạo, có kiến thức tổng hợp để phân tích đánh giá tham mưu cho người sử dụng thông tin đề ra các quyết định đúng đắn.
Tuy nhiên, nếu bạn ưa bay nhảy, hoạt động giao tiếp rộng với cộng đồng thì cần suy nghĩ trước khi chọn nghề kế toán.
Rất nhiều trường mở rộng cửa với bạn yêu nghề kế toán
Các khối trường kinh tế đều đào tạo nghề này ở những mức độ khác nhau, tuy nhiên những cơ sở đào tạo hàng đầu mà bạn có thể lựa chọn là: Khoa Kế toán của Học viện Tài chính, khoa Kế toán – Kiểm toán của Trường Đại học Kinh tế quốc dân và một số Trung tâm đào tạo Kế toán có chất lượng tại Hà Nội.
Theo Tienphong

Nếu bạn đang băn khoăn, không biết nên học kế toán ở đâu tốt nhất, xin vui lòng click vào link sau để biết các thông tin về các khóa học kế toán tại Kimi Training

Kê khai bổ sung trên HTKK 3.0 theo thông tư 28


KÊ KHAI BỔ SUNG TRÊN HTKK 3.0 THEO THÔNG TƯ 28

Hồ sơ khai thuế bổ sung quy định trong thông tư 28:
Sau khi hết hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định, người nộp thuế (NNT) phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai sót, nhầm lẫn gây ảnh hưởng đến số thuế phải nộp thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế.
Hồ sơ khai thuế bổ sung được nộp cho cơ quan thuế vào bất cứ ngày làm việc nào, không phụ thuộc vào thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của lần tiếp theo, nhưng phải trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.
Mẫu hồ sơ khai bổ sung:
- Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh mẫu số 01/KHBS ban hành kèm theo Thông tư 28.
- Tờ khai thuế của kỳ kê khai bổ sung điều chỉnh đã được bổ sung, điều chỉnh (tờ khai này  là căn cứ để lập Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh mẫu số 01/KHBS).
- Tài liệu kèm theo giải thích số liệu trong bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh tương ứng với các tài liệu trong hồ sơ thuế của từng phần cụ thể tại Thông tư 28.
Thực hiện kê khai bổ sung trên HTKK 3.0 như thế nào?
Chú ý: NNT phải kê khai lại Tờ khai thuế của kỳ tính thuế đã khai sai  vào HTKK 3.0 (Chọn trạng thái tờ khai là “Tờ khai lần đầu”) nếu kỳ tính thuế đã khai sai rơi vào trước tháng 07/2011.
Tiếp đó, NNT kê khai Tờ khai thuế của kỳ tính thuế đã khai sai vào HTKK 3.0 với số liệu đúng (Chọn trạng thái tờ khai là “Tờ khai bổ sung”)
Nếu chọn trạng thái tờ khai là “Tờ khai bổ sung” thì trên form “Chọn kỳ tính thuế” Người nộp thuế (NNT) phải nhập thêm các thông tin về lần bổ sung và ngày lập tờ khai bổ sung như sau:

Chọn “ Đồng ý”, khi đó trên form nhập dữ liệu sẽ bao gồm 2 sheet “Tờ khai điều chỉnh” và“KHBS” như sau:
Ứng dụng sẽ lấy dữ liệu của Tờ khai gần nhất trong cùng kỳ kê khai làm dữ liệu mặc định trên Tờ khai điều chỉnh (Nếu là Tờ khai bổ sung lần 1 thì lấy dữ liệu của Tờ khai lần đầu, nếu là tờ khai bổ sung lần thứ n thì lấy dữ liệu lần bổ sung thứ n-1). NNT sẽ kê khai điều chỉnh trực tiếp trên Tờ khai điều chỉnh, kê khai như tờ khai thay thế, sau đó ứng dụng sẽ tự động lấy các chỉ tiêu điều chỉnh liên quan đến số thuế phải nộp lên KHBS, NNT không kê khai trên KHBS.
Ấn nút “ Tổng hợp KHBS” các chỉ tiêu được đưa lên KHBS gồm: [22], [25], [31], [33], [42].
Chi tiết các chỉ tiêu trên KHBS:
- Ở cột Số đã kê khai: lấy giá trị của tờ khai trước đó.
- Ở cột Số điều chỉnh: lấy giá trị trên Tờ khai điều chỉnh.
- Cột Chênh lệch giữa số điều chỉnh với số đã kê khai= Số điều chỉnh- Số đã kê khai.
- Số ngày chậm nộp được tính từ ngày tiếp sau hạn nộp cuối cùng của tờ khai đến ngày lập KHBS trên ứng dụng HTKK bao gồm cả ngày nghỉ, ngày lễ.
- Số tiền phạt chậm nộp Số ngày phạt chậm nộp * Số tiền chậm nộp * 0,05%
- Nội dung giải thích và tài liệu đính kèm: NNT tự nhập các giải trình cho tờ khai bổ sung vào phần này.
Chọn nút “Ghi” để hoàn thành việc kê khai bổ sung.

Nguồn: Đào tạo Kế toán Kimi

Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2011

Đào tạo Tài chính và quản trị rủi ro

CHƯƠNG TRÌNH THÁNG 08
RÀ SOÁT VÀ CNG C H THNG TRONG GIAI ĐON KHÓ KHĂN
Trước tình hình kinh tế khó khăn, lạm phát cao và chính sách tiền tệ, tín dụng thắt chặt như hiện nay, chiến lược đang được nhiều doanh nghiệp hướng đến là cắt giảm chi phí, bảo tồn nguồn vốn, củng cố lại hệ thống để sẵn sàng và chủ động tiến tới khi thị trường hồi phục. Nắm bắt được xu thế đó, Công ty Đào tạo Kế toán Kimi tổ chức các chương trình về tài chính và quản trị rủi ro trong tháng 8.
Mọi thông tin xin liên hệ: Mr. Tạo - 0943.900.200
Trân trọng cảm ơn.

Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2011

Quy định về thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán



Doanh nghiệp đang hạch toán kế toán bằng đồng Đô la Mỹ, muốn chuyển sang hạch toán bằng đồng Việt Nam đồng, doanh nghiệp phải quy đổi như thế nào cho các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán?
Trả lời:

Việc thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán, quy đổi các khoản mục thuộc Bảng cân đối kế toán sang đơn vị tiền tệ trong kế toán mới cũng như trình bày thông tin so sánh khi thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán được thực hiện theo quy định tại Điều 8, Chương II, Thông tư số 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 của Bộ Tài chính, Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán Doanh nghiệp như sau:

"1. Khi có sự thay đổi lớn về hoạt động quản lý và kinh doanh dẫn đến đơn vị tiền tệ được sử dụng trong các giao dịch kinh tế không còn thoả mãn các tiêu chuẩn nêu tại khoản 2 Điều 5 Chương II Thông tư này thì doanh nghiệp được thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán. Việc thay đổi từ một đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán này sang một đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán khác chỉ được thực hiện tại thời điểm bắt đầu niên độ kế toán mới. Doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán chậm nhất là sau 10 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán.

2. Tỷ giá áp dụng cho các khoản mục thuộc Bảng Cân đối kế toán khi thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán:

Các khoản mục thuộc Bảng cân đối kế toán được quy đổi sang đơn vị tiền tệ trong kế toán mới theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại ngày thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán.

3. Trình bày thông tin so sánh khi thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán

Trong kỳ kế toán đầu tiên kể từ khi thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán, doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính theo đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán mới và trình bày lại số liệu về thông tin so sánh (cột “Số đầu năm” của Bảng Cân đối kế toán và cột “Năm trước” của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ), cụ thể:

- Cột “Số đầu năm” của Bảng Cân đối kế toán được trình bày căn cứ vào Bảng Cân đối kế toán được lập tại thời điểm đầu năm tài chính (thời điểm thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán) bằng cách sử dụng tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại ngày thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán.

- Cột “Năm trước” của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được trình bày căn cứ vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập tại thời điểm đầu năm bằng cách sử dụng tỷ giá bình quân liên ngân hàng trung bình năm trước liền kề năm thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán."
Theo Vacpa
Xem thêm tại Cong ty Dao tao Ke toan Kimi

Hướng dẫn cài đặt HTKK 3.0 cho đúng


Hướng dẫn cài đặt HTKK 3.0 cho đúng
CHÚ Ý: QUY TRÌNH CÀI ĐẶT NHƯ SAU:
Bước 1: Copy thư mục Datafiles của phiên bản 2.5.5 cũ trong ổ C:\Program Files\HTKK130\Datafiles ra một chỗ khác, ví dụ như ổ D: chẳng hạn (Phòng trường hợp HTKK 2.5.5 bị lỗi)
Bước 2: Cài đặt HTKK 2.5.5 phiên bản Update vào thư mục mặc định. (C:\Program Files\HTKK130)
Bước 3: Tạo thư mục HTKK 3.0 trong ổ D:\
Bước 4: Cài đặt phần mềm HTKK 3.0 vào thư mục HTKK 3.0 mới tạo trong ổ D:\.
Như vậy là bạn đã có thể sử dụng HTKK 2.5.5 và HTKK 3.0 song song rồi. Dữ liệu của HTKK 2.5.5 nằm ở ổ C:\Program Files\HTKK130\Datafiles. Dữ liệu của HTKK 3.0 nằm ổ D:\HTKK 3.0
Nếu bạn nào chưa biết cách cài đặt, hoặc cài đặt không được xin vui lòng liên hệ với nick chat: kimitraining03 để được tư vấn giúp đỡ.
Chúc các bạn thành công.
Nguồn: http://kimi.com.vn
Quy trình cài đặt HTKK 3.0Đào tạo Kế toán Kimi hướng dẫn.

Về việc nâng cấp phần mềm HTKK 3.0


Về việc nâng cấp phần mềm HTKK 3.0


Để hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân kê khai thuế đúng với quy định của chính sách thuế hiện hành, Tổng cục Thuế đã nâng cấp và phát triển phần mềm Hỗ trợ kê khai sử dụng công nghệ mã vạch phiên bản 3.0 đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ khai thuế và mẫu biểu tờ khai thuế mới theo Thông tư 28/2011/TT-BTC ngày 28/2/2011 (thay thế thông tư 60/2007/TT-BTC) của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế, hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 và Nghị định số 106/2010/NĐ-CP ngày 28/10/2010 của Chính phủ,

Thông báo, tải HTKK 3.0 tại website của Cty Đào tạo Kế toán Kimi Hà Nội tại link sau: Link tải HTKK 3.0:  tại đây

Thứ Ba, 2 tháng 8, 2011

Phần mềm Hỗ trợ Kê khai HTKK 3.0

Phần mềm Hỗ trợ Kê khai HTKK 3.0

Chào các bạn.
Đã có Phần mềm Hỗ trợ Kê khai HTKK 3.0 rồi các bạn ạ.
Các bạn tải phần mềm HTKK 3.0 tại đây hoặc tại đây nhé!
Các bạn tải Tài liệu hướng dẫn sử dụng HTKK 3.0  tại đây hoặc tại đây nhé!
Phiên bản này đang được Bộ tài chính và các cơ quan Thuế test thử nghiệm thôi, chưa được cấp phát chính thức.Do vậy, Kimi khuyến cáo các bạn CHƯA NÊN SỬ DỤNG. Các bạn nên tải hướng dẫn sử dụng HTKK 3.0 về xem trước nha.

Phiên bản này thay đổi khoảng 32 mẫu theo Thông tư 28, nhưng hiện tại chỉ thay đổi mẫu của tờ khai tháng, quý. Còn mẫu quyết toán thuế thì chưa thay đổi. Đặc biệt bản này có thêm phần liên quan tới Hóa Đơn theo Thông tư 153
Cảnh báo:
Các bạn khi sử dụng phần mềm kê khai 3.0 (Mẫu biểu theo Thông tư 28 mới hướng dẫn Luật Quản lý thuế, thay thế Thông tư số 60/2007/TT-BTC) lưu ý:
- Trước khi cài đặt phiên bản 3.0 cần back up tất cả dữ liệu của phiên bản 2.5.x sang một máy tính khác vì khi cài đặt version 3.0 dữ liệu sẽ đè lên dữ liệu của phiên bản cũ. Do mẫu biểu của 3.0 khác so với 2.5.x nên sẽ có tình trạng dữ liệu bị sai lệch rất nhiều.
Ví dụ: trên Tờ khai thuế 01/GTGTdữ liệu về số thuế còn được khấu trừ từ kỳ trước chuyển sang Mẫu cũ là chỉ tiêu 11, Mẫu mới là chỉ tiêu số 21.
Một vài đơn vị phản ánh lại khi down bản 3.0 trên mạng về (trên trang web kê khai qua mạng chưa công bố phiên bản 3.0) cài vào đã bị sai lệch dữ liệu. Hiện tại cũng chưa biết cách khắc phục như thế nào.
1. Khi kê khai thuế đầu vào các bạn cần xem lại
- Điều kiện khấu trừ thuế
- Xác định số thuế đầu vào được khấu trừ
(2 nội dung này nằm trong thông tư 129)
- Các bạn xem thêm Điều 10 – Thông tư 28
Để thực hiện kê khai cho đúng vào PL 01-2/GTGT
2. Một số trường hợp lưu ý khi kê khai như sau”
- Đối với VAT đầu vào hạch toán riêng được cho hàng chịu thuế và không chịu thuế thì kê khai vào 2 phần (Nghĩa là 1 hoá đơn nhưng lại tách ra kê khai làm 2 phần riêng biệt – đây là điểm mới trong phần mềm 3.0, các phiên bản trước đây 1 hoá đơn kê khai trên 1 dòng)
- Tương tự đối với ot o < 9 chỗ (không kinh doanh vận tải, du lịch…) thì phần vượt trên 1.6 tỷ không được khấu trừ thuế các bạn kê khai tương tự
- Đối với hoạt động xây lắp vãng lai ngoại tỉnh thì kê khai vào mẫu 05/GTGT (mẫu này không có trong phần mềm), khi nộp số tiền thuế của hoạt động này các bạn kê khai thêm vào PL 01-5/GTGT (phụ lục này nằm trong 01/GTGT) (Các bạn xem thêm thông tư 28 – Điều 10)
- Đối với phân xưởng sản xuất các bạn thực hiện kê khai vào 01-6/GTGT, đồng thời xác định số thuế phải nộp theo 3 trường hợp (Các bạn xem thêm thông tư 28 – Điều 10)
- Đối với vấn đề khê khai bổ sung phần mềm 3.0 hỗ trợ khai bổ sung dễ làm hơn 2.5.x nhưng các bạn phải làm rất cẩn thận bởi lẽ máy sẽ tự động lưu lại số lần kê khai bổ sung. Máy sẽ tự động làm 01/KHBS. Công việc còn lại của các bạn là điều chỉnh tăng số thuế đầu vào hoặc đầu ra của kỳ tính thuế tiếp theo là OK.
Đây là phiên bản mới có nhiều sai lệch, Kimi sẽ cập nhật tiếp tục những lưu ý cho các bạn.
Thân chào!